Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

365 & 365

KIỂU HỌC NGƯỢC ĐỜI?

24h
24h
Nhiều người nói, người giỏi luôn có người giỏi hơn, vì vậy hãy cứ im lặng và khiêm tốn học hỏi. Khiêm tốn thì đúng rồi, nhưng nếu cứ im lặng, không dám nói lên sự hiểu biết của mình (sợ sai, sợ bị chê dốt), không dám nêu chứng kiến, quan điểm của mình trước quan điểm hay lập luận của người khác thì sẽ rất khó tiến bộ. Tri thức tiếp thu mà cất kỹ thì cũng như con dao sắt cất xó nhà lâu ngày, dù bén cỡ nào, cũng bị gỉ sét, hư hỏng.

Từ lúc còn là học sinh cấp 1, tôi đã học bằng cách lắng nghe và phản biện. Tôi là học sinh “cá biệt” vì hay cãi thầy, không phải cãi hỗn về nề nếp, kỷ luật, mà hay “ý kiến, ý cò” về các bài học, đặc biệt là ở các môn học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa) và môn ngoại ngữ (Anh, Pháp). Tôi cũng hay đố bạn và bị bạn đố giải những bài Toán khó, những từ vựng hoặc ngữ pháp tiếng Anh, tiếng Pháp phức tạp.

Nhờ được “rèn luyện” trong môi trường thi đua ở tuổi học trò, và sau này là trong môi trường làm việc (suốt ngày tranh luận với Tây) nên năng lực tư duy của tôi cũng tiến bộ dần, nhận thức vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau, và phát sinh những tư duy ngược đời, đi ngược đám đông.

Tôi còn có thói quen không chỉ học từ cấp trên và học từ lắng nghe, mà còn HỌC TỪ CẤP DƯỚI, và học bằng cách... phát biểu, CHIA SẺ thật nhiều. Đơn giản là vì cấp dưới thường giỏi hơn tôi về chuyên môn, và để phát biểu hay chia sẻ, tôi phải đầu tư rất nhiều cho việc nghiên cứu, tìm tòi, và TỰ PHẢN BIỆN. Qua chia sẻ, tôi cũng lắng nghe được nhiều ý kiến trái chiều, để từ đó hoàn thiện kiến thức và tư duy của mình.

Vậy đừng ngạc nhiên khi tôi chia sẻ và phản biện, vì đó chính là CÁCH HỌC của tôi. Tuy nhiên, lời khuyên chân thành của tôi là đừng bao giờ phản biện hay tranh luận với vợ nếu bạn không muốn trở thành kẻ vô gia cư, đơn độc giữa “phố đông xa lạ” nhé!

Chúc ngày tốt lành!

Xem thêm: Có rất nhiều người tham dự 1 vài khoá học làm giàu và 1 thời gian sau đó thì họ... phá sản rồi quay trở lại cái máng lợn
24h