Bạn còn trẻ, mới ra trường đi làm thì dĩ nhiên nên kiếm cho mình một người sếp giỏi để đi theo học hỏi kinh nghiệm làm việc lẫn làm người, nhưng với một đứa mới ra trường hay sinh viên năm cuối, chưa từng gặp hay tiếp xúc với nhiều người thì làm sao biết được sếp thế nào là sếp tốt, thế nào là sếp không tốt. Giờ mình chỉ cho các bạn là chỉ cần thấy 6 điều sau thì sẽ hiểu rằng đó là một người sếp không tốt và nên kiếm một người sếp tốt hơn để theo học.
1. Đòi hỏi quá cao
Lúc nào cũng yêu cầu nhân viên làm việc ngoài giờ nhưng không thích trả lương, đưa chỉ tiêu, nhân viên làm được đến đúng chỉ tiêu thì coi như là chuyện hiển nhiên, không khen một câu, hoặc nhìn vào đó rồi nói là cũng thường thôi, anh mà làm thì tốt hơn vậy chục lần… hay ru ngủ nhân viên rằng anh trả cho em năm đồng nhưng hãy vì đam mê mà làm 10 đồng, đó là lời dụ dỗ chứ không phải lời kêu gọi làm việc hay ủng hộ tinh thần.
2. Không bao giờ thừa nhận khuyết điểm bản thân
“Sếp luôn đúng, ai cãi sếp thì người đó sai”, công ty nào có câu khẩu hiệu này thì bạn nên nghỉ việc sớm. Một người sếp giỏi là người biết lắng nghe, nhận ra điểm còn hạn chế của bản thân và học cùng nhân viên của mình để trưởng thành, phát triển bản thân. Nên nhớ chúng ta không ai hoàn mỹ.
3. Bảo thủ cố chấp
Khi được nghe như những ý kiến sáng tạo mới, những cách làm đột phá, những tư duy “be out of the box” thì thay vì tìm hiểu coi điểm lợi và hại của ý tưởng đó là gì, thì sếp gạt phăng đi, cho rằng đó không hay, không phù hợp và sợ sẽ thất bại. Thậm chí sếp không phân tích cho người ta thấy những điểm bất lợi của kế hoạch vừa đưa ra mà chỉ bỏ đi vì “sếp không thích”.
4. Giao tiếp kém
Một người sếp ngại trao đổi với nhân viên hay kém trong kỹ năng giao tiếp là người không thể làm sếp tốt được vì sẽ khiến cho nhân viên không hiểu hoặc tệ hơn là hiểu sai quan điểm, mong muốn, dự định của lãnh đạo, ảnh hưởng đến công việc của cả tập thể công ty.
5. Thất hứa
Ai đã từng tổn thương vì sếp hứa thật nhiều thất hứa thì cũng thật nhiều? Chỉ cần một lần bất tín thì vạn lần bất tin, khi sếp như vậy, nhân viên sẽ dễ dàng coi thường những lời sếp từng nói ra, dẫn tới thái độ thiếu tôn trọng, thiếu hợp tác và không nhiệt tình với công việc vì “có làm xong ổng cũng chả giữ lời hứa…”
6. Thiếu sự hướng dẫn cho nhân viên
Đưa công việc xong rồi cứ bảo nhân viên làm đi, thậm chí không hướng dẫn cụ thể về thời hạn hoàn thành, kết quả trả về là gì, dễ dẫn đến việc nhân viên thấy mất phương hướng, cũng như không biết đặt ra mục tiêu cá nhân, dễ dẫn đến việc công việc chung không bao giờ hoàn thành đúng tiến độ.
Và nhớ khi các bạn thành sếp, hãy nhớ tránh khỏi sáu điều ở trên để trở thành một người sếp tốt nhé.
Xem thêm:
TUYỆT CHIÊU GIÚP BẠN TÌM VIỆC 99% ĐƯỢC TUYỂN DỤNG
CÁCH CHUẨN BỊ 'HỒ SƠ' XIN VIỆC ĐỂ ĐƯỢC TUYỂN DỤNG 100%
1. Đòi hỏi quá cao
Lúc nào cũng yêu cầu nhân viên làm việc ngoài giờ nhưng không thích trả lương, đưa chỉ tiêu, nhân viên làm được đến đúng chỉ tiêu thì coi như là chuyện hiển nhiên, không khen một câu, hoặc nhìn vào đó rồi nói là cũng thường thôi, anh mà làm thì tốt hơn vậy chục lần… hay ru ngủ nhân viên rằng anh trả cho em năm đồng nhưng hãy vì đam mê mà làm 10 đồng, đó là lời dụ dỗ chứ không phải lời kêu gọi làm việc hay ủng hộ tinh thần.
2. Không bao giờ thừa nhận khuyết điểm bản thân
“Sếp luôn đúng, ai cãi sếp thì người đó sai”, công ty nào có câu khẩu hiệu này thì bạn nên nghỉ việc sớm. Một người sếp giỏi là người biết lắng nghe, nhận ra điểm còn hạn chế của bản thân và học cùng nhân viên của mình để trưởng thành, phát triển bản thân. Nên nhớ chúng ta không ai hoàn mỹ.
3. Bảo thủ cố chấp
Khi được nghe như những ý kiến sáng tạo mới, những cách làm đột phá, những tư duy “be out of the box” thì thay vì tìm hiểu coi điểm lợi và hại của ý tưởng đó là gì, thì sếp gạt phăng đi, cho rằng đó không hay, không phù hợp và sợ sẽ thất bại. Thậm chí sếp không phân tích cho người ta thấy những điểm bất lợi của kế hoạch vừa đưa ra mà chỉ bỏ đi vì “sếp không thích”.
4. Giao tiếp kém
Một người sếp ngại trao đổi với nhân viên hay kém trong kỹ năng giao tiếp là người không thể làm sếp tốt được vì sẽ khiến cho nhân viên không hiểu hoặc tệ hơn là hiểu sai quan điểm, mong muốn, dự định của lãnh đạo, ảnh hưởng đến công việc của cả tập thể công ty.
5. Thất hứa
Ai đã từng tổn thương vì sếp hứa thật nhiều thất hứa thì cũng thật nhiều? Chỉ cần một lần bất tín thì vạn lần bất tin, khi sếp như vậy, nhân viên sẽ dễ dàng coi thường những lời sếp từng nói ra, dẫn tới thái độ thiếu tôn trọng, thiếu hợp tác và không nhiệt tình với công việc vì “có làm xong ổng cũng chả giữ lời hứa…”
6. Thiếu sự hướng dẫn cho nhân viên
Đưa công việc xong rồi cứ bảo nhân viên làm đi, thậm chí không hướng dẫn cụ thể về thời hạn hoàn thành, kết quả trả về là gì, dễ dẫn đến việc nhân viên thấy mất phương hướng, cũng như không biết đặt ra mục tiêu cá nhân, dễ dẫn đến việc công việc chung không bao giờ hoàn thành đúng tiến độ.
Và nhớ khi các bạn thành sếp, hãy nhớ tránh khỏi sáu điều ở trên để trở thành một người sếp tốt nhé.
Xem thêm:
TUYỆT CHIÊU GIÚP BẠN TÌM VIỆC 99% ĐƯỢC TUYỂN DỤNG
CÁCH CHUẨN BỊ 'HỒ SƠ' XIN VIỆC ĐỂ ĐƯỢC TUYỂN DỤNG 100%